Bài viết ngày hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các yếu tố gây nên bệnh lý rám má, các nguyên nhân xúc tác đến việc hình thành các sắc tố bệnh lý da và có được bài học để hiểu rõ về nguyên nhân và có biện pháp khắc phục rám má tận gốc qua việc điều chỉnh và kiểm soát chúng.
Hãy theo dõi chi tiết vì đây là bài viết khá hấp dẫn trong chủ đề rám má trên phụ nữ mà thiết bị thẩm mỹ OSAKA dành cho bạn đấy nhé.
Đặc điểm dịch tễ và tiến triển
Trong biểu hiện dịch tễ rám má trám
phụ nữ mang thai nói riêng và bệnh lý sắc tố nói chung, được thể hiện qua tỷ lệ rám má với nhiều đối tượng và số tuổi và thời gian phát sinh bệnh khác nhau.
– Theo nghiên cứu của Estev (Pháp) cho thấy tỉ lệ rám má trên phụ nữ mang thai là 5%, nghiên cứu của Moin A tại Iran cho biết: Tỉ lệ rám má trên phụ nữ mang thai thay đổi tùy theo thời điểm và khu vực nghiên cứu; kết quả tỷ lệ ông đưa ra à 15,8% theo [3]; trong khi đó, nghiên cứu của Muzaffar F tại Pakistan 46,4%, ;
Hexsel D tại Nam Brazil là 10,7% [49]; Nghiên cứu của Hoàng Văn Minh và cs tại TP.HCM tỉ lệ rám má trên phụ nữ mang thai là 8,77% và tăng theo tuổi và số lần sinh con của thai phụ.
– Tại Tunisi 58% rám má trên phụ nữ mang thai khởi phát trước 30 tuổi. Ortonne JP và cs thực hiện một cuộc điều tra lớn trên 324 phụ nữ bị rám má từ 12 trung tâm của 9 quốc gia cho thấy rám má gặp phần lớn ở phụ nữ 30-40 tuổi, tuổi khởi phát trung bình là 34 (thay đổi từ 14-65).
– Theo Muzaffar F phần lớn rám má khởi phát trong 3 tháng đầu thai kỳ và tăng nặng dần. Theo một số nghiên cứu trên thế giới, rám má tiến triển nặng dần trong suốt thai kỳ, có khoảng 30-75% trường hợp vẫn còn tăng hắc tố sau sinh, thương tổn mờ dần trong vòng một năm sau sinh. Tuy nhiên < 10% – 30% trường hợp rám má có thể kéo dài cho đến 10 năm sau sinh. Sau sinh, rám má có thể thoái triển nhưng rất thường tái phát hay tăng nặng trong những thai kỳ sau. Thay đổi nội tiết tố liên quan đến rám má trên phụ nữ mang thai.
Qua trên, có kết luận rằng: Các nội tiết tố được cho là có liên quan đến sinh tổng hợp hắc tố da là estrogen, progesterone, ACTH, MSH. Một nghiên cứu cho thấy trong suốt thai kỳ, nồng độ estrogen, progesterone và MSH tăng vọt từ tuần thứ 7 đến tuần thứ 12, sau đó tăng cao dần trong suốt thai kỳ cho đến sau tuần thứ 30.
Xem thêm: Top 5 công nghệ trị nám mới nhất hiện nay
Sạm da, rám má nguyên nhan do đâu
Quá trình sản xuất estrogen cao
Qua các đặc điểm dịch tễ được đề cập bên trên cùng các yếu tố tiết tố liên quan đến tình trạng rám má. Cho thấy rằng: trong quá trình phụ nữ mang thai, nhau thai sẽ sử dụng các tiền chất steroid có nguồn gốc từ tuyến thượng thận người mẹ và thai sản xuất phần lớn lượng estrogen.
Trong tuần đầu thai kỳ nồng độ hCG tăng duy trì sự sản xuất estradiol trong hoàng thể mẹ. Sự sản xuất progesterone và estrogen trong 2 buồng trứng của mẹ giảm đáng kể vào tuần thứ 7 của thai kỳ. Từ tuần thứ 7 thai kỳ trở về sau, hơn phân nửa lượng estrogen được sản xuất từ rau thai đi vào vòng tuần hoàn mẹ.
Hai tuyến thượng thận của thai là nguồn cung cấp tiền chất sản xuất estrogen. Nên Sự sản xuất estrogen trong suốt thai kỳ phản ánh sự tương tác giữa tuyến thượng thận thai nhi, gan bào thai, rau thai, tuyến thượng thận mẹ. Nồng độ estrogen tăng dần từ sau tuần thứ 7 đến tuần 12 thai kỳ. Nên rám má xuất hiện trong giai đoạn tuyến thượng thận thay đổi.
Quá trình Sản xuất progesterone liên tục
Trong quá trình mang thai, việc sản xuất progesterone bị thay đổi liên tục, các Cholesterol được biến đổi thành pregnenolone, sau đó bị xúc tác bởi men phân tách chuỗi bên cholesterol P450 (cytochrome).
Các progesterone trong lưới nội bào tương được phóng thích ngay sau quá trình khuếch tán. Sự thay đổi này đã làm quá trình tổng hợp các melanin gây rám má được mạnh mẻ hơn, dưới làn da bắt đầu xuất hiện tình trạng rám má mạnh mẽ hơn như chính các progesterone phát triển liên tục.
Tiết tố MSH làm tăng tỉ lệ rám má
MSH là một nội tiết tố peptide, do các tế bào của thùy giữa tuyến yên tiết ra. Gốc Alpha-MSH là một tri-decapeptide có một chuỗi đồng nhất chứa 13 amino acid với ACTH. Sự phân cắt protein của proopiomelanocortin (POMC) trên tuyến yên tạo ra nhiều sản phẩm phụ, bao gồm cả α-MSH.
Tế bào sừng, tế bào hắc tố và tế bào Langerhans của người cũng có khả năng tổng hợp α-MSH và β-MSH với số lượng sinh lý. MSH có 4 loại: Alpha – MSH, Beta – MSH, Gamma – MSH và ACTH đều là những dẫn chất từ một tiền chất có tên là POMC.
MSH được phát hiện từ chiết xuất máu và nước tiểu của người, có nồng độ dao động nhẹ theo chu kỳ kinh nguyệt, đạt mức cao nhất trong suốt 4 ngày trước hành kinh. Phụ nữ mang thai có nồng độ MSH trong máu và trong nước tiểu cao hơn nhiều so với phụ nữ không mang thai. Nồng độ MSH cao nhất là 60.
Qua trên có thể thấy: để cân bằng bệnh lý rám má và các tình trạng gây tăng sắc tố nói chung, cần điều chỉnh các yếu estrogen, progesterone, ACTH, MSH và có sự kiểm soát chặt chẽ của chúng. Dùng các biện pháp để làm giảm các yếu tố trên hoặc điều trị tận gốc các giá trị trên chính là cách bạn triệt tiêu được bệnh lý rám má sắc tố trên da ở phụ nữ sau sinh.
Trên là bài viết chia sẻ thông tin về các yếu tố gây tăng bệnh lý tạo sắc tố rám má cùng những đặc điểm dịch tễ mắc phải rám má được liệt kê. Để hiểu rõ hơn về các chủ đề mở rộng về tình trạng rám má nói riêng và bệnh lý sắc tố nói chung. Mời bạn đọc cùng đón xem ở các bài viết sau. Bài viết được trích từ LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC từ tác giả LÊ THÁI VÂN THANH về cuộc NGHIÊN CỨU RÁM MÁ TRÊN PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP.
COO Đàm Trường Kỳ là người đồng sáng lập Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Thiết Bị Thẩm Mỹ OSAKA. Cùng với đội ngũ lãnh đạo có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực thẩm mỹ, làm đẹp cùng với tiêu chí hoạt động “CHẤT LƯỢNG CHO BẠN LÀ DANH DỰ CỦA CHÚNG TÔI”. Thiết Bị Thẩm Mỹ OSAKA tự tin là nhà cung cấp uy tín chất lượng các thiết bị thẩm mỹ. OSAKA rất vinh hạnh được đồng hành và hỗ trợ nhiều đơn vị thẩm mỹ và spa với mức chi phí tối ưu nhất.