Biểu hiện lâm sàng trước và sau điều trị rám má
Chia sẻ bài viết lên :

Trong bài viết vừa rồi chúng ta đã điểm qua các thành phần sinh lý nám rám má cùng đặc điểm một số dịch tễ của bệnh lý sắc tố này. Các bạn có thể xem lại tại:

Sau đây sẽ là những thông tin về các yếu tố gây rám má cùng các biểu hiện lâm sàng của chúng. Nhằm quý bạn đang mắc hoặc chữa trị các dạng bệnh lý này có thể hiểu rõ nhiều hơn về tình trạng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý.

Yếu tố liên quan rám má da

 Theo tình trạng rám má, và phỏng vấn, nghiên cứu trên nhiều đối tượng mắc rám má. Chúng tôi có thể tổng hợp tình trạng bệnh mắc phải bởi những yếu tố liên quan: di truyền; tiếp xúc UVR; mang thai; trị liệu nội tiết tố; bệnh nội tiết; mỹ phẩm; thuốc gây nhạy cảm ánh sáng, thuốc chống động kinh; tâm lý… Trong đó di truyền, nội tiết tố và ANMT đóng vai trò quan trọng nhất.

Yếu tố di truyền

Rám má có liên quan đến di truyền-gene. Có 279 gene kích thích và 152 gene ức chế sinh tổng hợp hắc tố melanin. RNA không mã hóa cũng có thể tham gia vào quá trình điều hòa sinh tổng hợp hắc tố. Gần đây người ta tìm thấy gene H19 có vai trò ức chế đáng kể tổn thương rám má.

Một điều rất thú vị cho thấy có sự giảm sao chép H19 tại đồng canh cấy tế bào hắc tố-tế bào sừng gây kích thích sinh tổng hợp hắc tố và tăng vận chuyển hắc tố đến lớp tế bào sừng.

Điều này chỉ xảy ra trong đồng canh cấy chứ không xảy ra trong canh cấy chỉ có tế bào hắc tố. Nghiên cứu cho thấy H19 đóng vai trò trong sự phát triển rám má và nhấn mạnh vai trò quan trọng của tế bào sừng trong bệnh này.

Nguyên nhân gây rám má
Nguyên nhân gây rám má

Yếu tố Nội tiết tố

Rám má có liên quan đến nội tiết tố sinh dục nữ: Estrogen, progesterone thiên nhiên hoặc tổng hợp được cho là yếu tố sinh bệnh của rám má. Người ta thấy rằng sử dụng thuốc ngừa thai, dùng estrogen trên phụ nữ mãn kinh, trị liệu bằng diethylbestrol trong ung thư tiền liệt tuyến đều có thể gây tăng rám má.

Trong khi đó nếu được điều trị bằng estrogen liều thấp đơn thuần thì không gây tăng rám má. Tế bào hắc tố tăng hoạt động sinh hắc tố khi được ủ với estradiol là do kích thích các thụ thể estrogen tại nhân và bào tương.

Các rối loạn nội tiết tố của tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận cũng đều có thể gây rám má. Một nghiên cứu tương tự cho thấy tế bào hắc tố của vùng da bình thường sẽ tăng kích thước và sản xuất nhiều men tyrosinase hơn khi được ủ với MSH, ACTH, LH, FSH.

Yếu tố UVR

Rám má có liên hệ chặt chẽ với việc tiếp xúc UVR, thể hiện qua vị trí rám má thường xuất hiện tại những vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng. UVA và UVB đều có liên quan đến bệnh sinh rám má.

Dưới tác động của UVR da trở nên sẫm màu hơn [24]. UVR gây tăng nồng độ yếu tố tế bào gốc trung bì và alpha- MSH tại da. Tế bào sừng dưới tác động của UVR sẽ kích thích tổng hợp các yếu tố MSH, c-kit, và endothelin-1.

Xem thêm: Máy trị nám công nghệ cao

Sạm da, rám má nguyên nhân do đâu

Những yếu tố khác gây rám má

+ Mỹ phẩm: một số hoạt chất trong mỹ phẩm được xem là nguyên nhân gây tăng hắc tố như linoleic acid, salicylic, citrate, acid béo, dầu khoáng lẫn tạp chất gây nhạy cảm ánh sáng, petrolatum, sáp ong, thuốc nhuộm, para-phenylenediamine, chất bảo quản và hương liệu.

+ Thuốc: kim loại nặng như arsenic, sắt, đồng, bismuth, bạc, vàng; thuốc chống động kinh; thuốc gây nhạy cảm ánh sáng…

+ Dinh dưỡng, bệnh lý gan, nhiễm ký sinh trùng, yếu tố tâm lý, tinh thần.

Các loại Rám Má được phân loại

Rám má là một trong những biểu hiện bệnh lý sắc tố da được phân loại. Trong đó, rám má cũng được phân loại bởi dáng thể nám rám cùng các đặc điểm biểu hiện, vùng phát tán bệnh lý. Có thể chia ra làm 3 loại rám má tổng thể theo hình dáng sau:

+ Thể trung tâm mặt: liên quan má, trán, môi trên, mũi, cằm. Kiểu này gặp ở

hầu hết bệnh nhân (63%)

+ Thể cánh bướm: tăng hắc tố khu trú ở má và mũi, chiếm 21%.

+ Thể hàm dưới: liên quan vùng dưới hàm, chiếm 16% trường hợp

Tình trạng mắc bệnh rám má do sinh lý da
Tình trạng mắc bệnh rám má do sinh lý da

Dựa trên mô học và dưới ánh đèn sau khi soi đèn Wood’s. Rám má cũng được phân dạng như sau:

+ Dạng thượng bì: Chiếm 70-90% trường hợp, vị trí lắng đọng hắc tố chủ yếu ở màng đáy, lớp tế bào đáy, đôi khi trong lớp gai và lên đến lớp sừng. Khi soi đèn Wood thì vùng da tăng hắc tố đậm màu hơn và tương phản rõ với vùng da lành xung quanh.

+ Dạng trung bì: Đặc trưng bởi sự có mặt của đại thực bào chứa hắc tố xung quanh mạch máu, ở cả lớp nông và sâu của trung bì. Khi soi đèn Wood’s thì vùng da tăng hắc tố không đậm và không tương phản rõ với vùng da lành xung quanh.

+ Dạng hỗn hợp: Chiếm 24% trường hợp. Khi soi đèn Wood’s cho thấy thương tổn sậm màu ở một số vùng và không sậm màu ở một số vùng khác hoặc tổn thương được thấy rõ khi nhìn dưới ánh sáng thường nhưng không thấy rõ khi soi dưới ánh đèn Wood’s.

Biểu hiện lâm sàng rám má

Rám má được biểu hiện bằng các dát màu nâu/xám/xanh tùy thuộc màu da và số lượng hắc tố lắng đọng trên da, kích thước thay đổi, giới hạn rõ, không đều hoặc lốm đốm. Tổn thương rám má thường phân bố đối xứng, ưu thế hơn ở những nơi tiếp xúc ANMT như trán, thái dương, má và giữa mặt, có thể lan đến cổ, cánh tay và quanh miệng, cằm.

Mô bệnh học bệnh lý rám má

Người ta thấy rằng, trong rám má số lượng tế bào hắc tố không tăng nhưng tế bào hắc tố bị hoạt hóa phình to và tăng đuôi gai. Hiện tượng tăng hắc tố xảy ra tại các lớp sâu của thượng bì (tế bào đáy, trên màng đáy) và trong lớp trung bì, tuy nhiên quá trình biệt hóa tế bào sừng vẫn diễn ra bình thường.

Như vậy, rám má là một rối loạn tăng sản xuất và phân bố hắc tố hơn là tăng sinh tế bào hắc tố. Tuy nhiên có nghiên cứu cho thấy độ dày thượng bì trong rám má bình thường, số lượng tế bào hắc tố tại tổn thương rám má có tăng.

Biểu hiện lâm sàng rám má
Biểu hiện lâm sàng rám má

Một nghiên cứu thực hiện trên 56 phụ nữ rám má tại Hàn Quốc cho thấy: số lượng hắc tố melanin tăng đáng kể trong tất cả các lớp của thượng bì, số lượng tế bào hắc tố thượng bì tăng tại tổn thương rám, số lượng túi hắc tố tăng và được phân tán rộng rãi hơn trong các lớp tế bào sừng của tổn thương.

Hắc tố tại trung bì tăng hoặc trong các đại thực bào hoặc trong tế bào đuôi gai. Đặc biệt nghiên cứu hóa mô miễn dịch ghi nhận tổn thương màng đáy có thể thúc đẩy sự rơi hoặc di chuyển vào trong trung bì của các tế bào hắc tố đã bị hoạt hóa.

Sinh bệnh học rám má

Cho đến nay sinh bệnh học của rám má còn chưa hoàn toàn sáng tỏ. Sự sản xuất hoặc ứ đọng hắc tố quá mức, hay chuyển hóa bất thường của phân tử hắc tố đã được ghi nhận.

Gần đây một số yếu tố tăng trưởng được cho là có liên quan đến việc sản xuất hắc tố và có mối liên hệ mật thiết với sự gia tăng các tế bào bón (mast cells) cũng như sự hiện diện của tổn thương do ánh sáng (photodamage) chỉ ra tính phức tạp của sinh rám má.

Trên là bài viết chia sẻ về bệnh lý rám má trải qua những yếu tố ảnh hưởng tác động cụ thể ra sau, cùng những biểu hiện, nhận dạng, phân loại và các biện chứng về các mô bệnh học, sinh bệnh học rám má tạo nên.

Tuy đây là một loại bệnh lý nhẹ xuất hiện ở tầng thượng bì da, dễ điều trị so với các bệnh lý sắc tố nặng hơn. Nhưng khi áp dụng các phương pháp điều trị cần phải phù hợp, hạn chế biến chứng, tái phát và giữ làn da không bị thương tổn sau các liệu trình điều trị tổn thương. Mời bạn đọc cùng đón xem ở các bài viết sau.

Bài viết được trích từ LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC từ tác giả LÊ THÁI VÂN THANH về cuộc NGHIÊN CỨU RÁM MÁ TRÊN PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP.

tim hieu them