Ý tưởng phát triển kinh doanh spa – thẩm mỹ viện, trung tâm làm đẹp đã trở thành xu hướng “vạn người mê” trong thời gian gần đây.
Nhiều hộ kinh doanh spa đã có thể “ăn nên làm ra”, phát triển mạnh mẽ, đột phát thành công trong phút chốc, mặc dù hoạt kinh doanh trong lĩnh vực chỉ mới đây.
Hơn thế nữa, những chủ kinh doanh spa còn có những “tuyệt chiêu đỉnh cao” để xây dựng cơ sở trở thành nơi tư vấn, trung tâm chăm sóc sắc đẹp bậc nhất được nhiều người tin tưởng và lưu đến làm đẹp.
Vậy bí quyết để kinh doanh thành công cho các spa mới mở là gì? Những bước kinh doanh spa nào được áp dụng hiệu quả? Yếu tố nào làm nên cuộc cách mạng SPA phát triển mạnh mẽ đến thế?
Trong bài viết hôm nay, hãy cùng thiết bị thẩm mỹ Osaka hiểu hơn về ngành kinh doanh spa qua 9 bước đột phá kinh doanh dành cho các chủ doanh nghiệp mới mở. Từ đó, giúp các spa tăng doanh thu hiệu quả, giảm thiểu rủi ro khi “xuống tiền đầu tư” và có thêm những lưu ý cần biết khi đã quyết định kinh doanh spa.
Bước 1 – Khảo sát thị trường kinh doanh spa, nhu cầu thẩm mỹ tại khu vực
Người đời có câu: “Biết người biết ta – Trăm trận trăm thắng”. Nên bước tìm hiểu về thị trường và nhu cầu làm đẹp tại khu vực bạn dự định mở sẽ là điều kiện cực kì quan trọng để quyết định thành bại của kinh doanh spa trong tương lai.
Việc tìm hiểu này sẽ giúp cho bạn cái nhìn khái quát về nhu cầu làm đẹp ở khu vực bạn định mở, những dịch vụ chính mà các spa lân cận đang cung cấp, và rút ra được mức giá phù hợp với thị trường.
Từ đó, bạn sẽ có những kế hoạch, chương trình và chiến lược thu hút khách hàng khác biệt hơn, giúp những dịch vụ mới được săn đón hiệu quả hơn hoặc “biến tấu” những dịch cũ mà đối thủ chưa làm tốt thành những điều mới mẻ hơn.
Bước 2 – Hoạch định dịch vụ kinh doanh spa bạn sẽ cung cấp
Bạn cần tổng kết các kết quả sau bước khảo sát thị trường, đúc kết lại và đưa ra danh sách dịch vụ sơ bộ về những gì bạn muốn cung cấp. Đánh giá lại dịch vụ bạn sẽ phục vụ khi mở kinh doanh spa có phù hợp tại khu vực, mức giá có phải chăng, và khả năng spa có thể cung cấp như thế nào.
Đây là bước tiền đề để bạn chọn lựa cơ cấu dịch vụ, phòng ốc, không gian cho spa và những gì bạn cần chuẩn bị khi kinh doanh.
Ví dụ, có thể bạn thêm dịch vụ làm nail, phun xăm, triệt lông, dịch vụ massage, chăm sóc da mặt… từ đó bạn sẽ biết cách thiết kế không gian như thế nào cho phù hợp, cần mua những thiết bị thẩm mỹ nào.
Bước 3 – Chọn đất đặt kinh doanh spa – Xây dựng spa đúng chỗ
Bạn có biết rằng: chọn kinh doanh spa tại khu vực trung tâm hay những vị trí đắc địa sẽ chưa hẳn là vị trí tốt nhất.
Việc chọn lựa này cần dựa trên kinh nghiệm kinh doanh spa như câu “buôn có bạn – bán có phường” rằng: nên hãy chọn mặt bằng ở những nơi quen thuộc, thường xuyên lui tới của khách hàng tìm năng, và nơi có thể thuận tiện cho bạn kéo khách về cơ sở.
Bước 4 – Xây dựng cơ sở kinh doanh spa mới trở nên hoàn thiện
Sau khi việc khảo sát và chọn lựa địa điểm kinh doanh spa đã hoàn thành, thì cũng là lúc bạn đột phá kế hoạch mình đến bước hiện thực.
Trong quá trình xây dựng cơ sở, bạn thường sẽ không phải xây dựng lại mới hoàn toàn, mà chỉ tân trang lại cho phù hợp.
Bước này bạn cần tham khảo ý kiến của người có chuyên môn và kinh nghiệm về xây dựng, thiết kế, kiến trúc sư… vì ngoài những tiêu chí như không gian đẹp, phù hợp với nhu cầu của bạn, bạn cần có một cơ sở kinh doanh an toàn, đảm bảo tuân thủ đúng với quy định của pháp luật về cơ sở kinh doanh spa, thẩm mỹ viện.
Bước 5 – Tuyển nhân sự và thuê nhân viên
Việc spa phát triển doanh thu spa và lượng khách hàng đến spa có thường xuyên hay không, thì nhân viên tại spa là một trong những yếu tố quan trọng quyết định. Tuỳ vào các dịch vụ khác nhau mà yêu cầu trình độ và bằng cấp của nhân viên spa cũng khác nhau, vì vậy hãy đảm bảo rằng nhân viên của bạn có bằng cấp, trình độ và thái độ phù hợp với công việc.
“Chọn mặt gửi vàng” những nhân sự nòng cốt, đóng góp lâu dài cho kinh doanh spa là điều bạn cũng nên chú trọng, đây không chỉ giúp bạn trở thành nhà kinh doanh “khôn ngoan”, ông chủ bà chủ có khả năng, mà còn là người truyền động lực cho nhân viên bạn làm việc tốt hơn, và có văn hóa “đặt cái tâm” trong dịch vụ phục vụ khách hàng.
Bước 6 – Đầu tư trang thiết bị cho spa
Thiết bị thẩm mỹ là trang thiết bị và vũ khí không thể thiếu nếu cơ sở kinh doanh spa bạn muốn phát triển lâu dài. Khách hàng đến điều trị sẽ tin tưởng hơn, hứng thú hơn, có lý do để lui đến cơ sở bạn được thường xuyên hơn và Spa bạn cũng được nâng cao hiệu quả dịch vụ được tốt hơn từ những trang thiết bị thẩm mỹ mà bạn đầu tư.
Việc mua sắm thiết bị thẩm mỹ cho spa của bạn tùy thuộc vào những dịch vụ bạn cung cấp, bạn sẽ tham khảo để chọn ra những máy móc thiết bị phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Sau đây là những máy móc phổ biến mà các spa thường dùng như:
- Thiết bị triệt lông
- Thiết bị điều trị sắc tố
- Thiết bị điều trị sẹo
- Thiết bị giảm béo
- Thiết bị nâng cơ
- Các thiết bị chăm sóc da nâng cao
- Các thiết bị chăm sóc da cơ bản
Nếu bạn vẫn còn có những băn khoăn trong việc chọn lựa thiết bị máy về cho kinh doanh spa của mình, bạn có hệ liên hệ ngay với thiết bị thẩm mỹ Osaka – nơi đang phân phối đây đủ các thiết bị thẩm mỹ dành cho bạn và sẵn sáng tư vấn giúp bạn set up spa nhanh chóng …ngay sau bài viết này.
Bước 7 – Đột phá kinh doanh spa từ mỹ phẩm
Sau bước chọn mua thiết bị thẩm mỹ cho spa, thì việc chọn mua mỹ phẩm cho cơ sở kinh doanh spa không thể thiếu. Đây được xem là mặt hàng hỗ trợ doanh thu tại spa tốt nhất và là cách để lưu giữ khách hàng liên hệ với cơ sở bạn thường xuyên.
Từ những mặt hàng mỹ phẩm tẩy sạch da, chăm sóc, điều trị đến bảo vệ da,,,đa dạng nguồn hàng từ nhiều hãng mỹ phẩm sẽ là bí quyết đến các chủ kinh doanh spa có thể cạnh tranh với các loại mỹ phẩm “thượng vàng hạ cám” trên thị trường ngày nay.
Do đó, chọn mua mỹ phẩm dùng tại spa hay phân phối lại cho khách hàng điều trị tại spa là bước kinh doanh thành công bạn nên xem trọng và biết cách chọn lựa để có những dòng sản phẩm chất lượng, phù hợp với nhu cầu và với giá cả hợp lý nhất.
Bước 8 – Xây dựng bảng giá hấp dẫn cho spa mới
Thiết kế bảng giá dịch vụ là bước khó khăn và bạn cần có kiến thức cơ bản về kế toán – kinh doanh. Sau khi mọi thứ đã hoàn thiện cơ bản, bạn cần hoạch định cho mình một chiến lược kinh doanh để thu hồi vốn nhanh nhất có thể.
Dựa trên nhu cầu thị trường, đối thủ cạnh tranh và chi phí mà khách hàng mục tiêu bạn nhắm tới có khả năng chi trả để đưa ra một bảng giá dịch vụ phù hợp.
Xem thêm: Bí quyết kinh doanh spa
Dịch Vụ Sửa Chữa Thiết Bị Thẩm Mỹ – Bảo Trì Máy Thẩm Mỹ Toàn Quốc số 1
Bước 9 – Truyền thông Marketing Online và Offline dành cho kinh doanh spa mới
Khi đã chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng và đi vào hoạt động. Bây giờ là lúc bạn thông tin đến tất cả mọi người bằng mọi cách, để kinh doanh spa có thể bắt đầu xây dựng tên tuổi, và tăng thêm uy tín
Đặt biển báo bên ngoài, thông báo đến người thân – bạn bè, lập trang web, chạy quảng cáo trên mạng xã hội, quảng cáo trên báo chí, phát tờ rơi và phiếu giảm giá cho người mới… là những cách phổ biến bạn có thể áp dụng để mọi người biết đến spa của bạn và đến “ủng hộ” bạn vào ngày quan trọng nhất trong hành trình đến với thành công trong ngành spa của bạn đó là ngày “khai trương”.
Trên là 9 bước đột phá kinh doanh spa phù hợp dành cho những bạn trẻ có dự định mở kinh doanh spa và những khách hàng chưa lưu tâm đến nhiều khi kinh doanh. Với nội dung trong bài viết từ thiết bị thẩm mỹ Osaka truyền tải.
Hy vọng quý bạn đọc sẽ có thể áp dụng những bước kinh doanh thành công này một cách dễ dàng. Điều đó sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian mở spa và phát triển kinh doanh tại spa. Đồng thời có thêm những kinh nghiệm hoạt động spa trong ngành thẩm mỹ.
Bạn có thể xem thêm sản phẩm tại cửa hàng Thiết bị Thẩm mỹ được cung cấp chính hãng và chất lượng bởi Công ty Thiết bị Thẩm mỹ OSAKA.
COO Đàm Trường Kỳ là người đồng sáng lập Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Thiết Bị Thẩm Mỹ OSAKA. Cùng với đội ngũ lãnh đạo có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực thẩm mỹ, làm đẹp cùng với tiêu chí hoạt động “CHẤT LƯỢNG CHO BẠN LÀ DANH DỰ CỦA CHÚNG TÔI”. Thiết Bị Thẩm Mỹ OSAKA tự tin là nhà cung cấp uy tín chất lượng các thiết bị thẩm mỹ. OSAKA rất vinh hạnh được đồng hành và hỗ trợ nhiều đơn vị thẩm mỹ và spa với mức chi phí tối ưu nhất.