Nghiên cứu bổ sung hiệu quả ánh sáng Excimer 308nm
Chia sẻ bài viết lên :

Sau hai phần bài viết về giới thiệu tổng quan cuộc nghiên cứu sử dụng ánh sáng 308nm Eximer trong điều trị bệnh vảy nến và cuộc thí nghiệm đầu tiên trên 90 bệnh nhân Ai Cập mắc bệnh vải nến.

Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tiếp tục chứng minh hiệu quả trên với các cuộc thí nghiệm khác, đối tượng và trường hợp khác từ các nhà nghiên cứu khác nhau,nhau. Để xem kiểm nghiệm lần cuối về sự tương quan ánh sáng 308nm Excimer áp dụng điều trị bệnh vảy nến là như thế nào nhé.

Thảo luận về các cuộc nghiên cứu khác

Cuộc nghiên sử dụng ánh sáng Excimer 308nm MEL điều trị vảy nến trên 360 bệnh nhân

Trong cuộc nghiên cứu 360 ca bệnh mặt bệnh vảy nến: Trong 360ca điều trị bệnh vảy nến với liệu trình 3 tháng (2 lần / tuần) bằng ánh sáng Excimer 308nm MEL, kết quả cho thấy sự cải thiện> 50% trong số 84 bệnh nhân, 17% người mắc bệnh và không tái phát trong sáu tháng điều trị tiếp theo.

Kết quả điều trị tốt nhất xét về vị trí mắc bệnh theo thứ tự giảm giảm dần: trên thân, tiếp theo là chi dưới, chi trên, bàn tay / bàn chân và da đầu.

Kết quả điều trị cụ thể được thống kế như sau: 96/360ca (26,67%) khỏi bệnh hoàn toàn, 75/360ca (20,83%) cải thiện hơn 75%, 132/360ca (36,67%) cải thiện 51-75% và 57/360ca (15,83%) cải thiện 26-50%.

Sử dụng ánh sáng Excimer điều trị bệnh vảy nến
Sử dụng ánh sáng Excimer điều trị bệnh vảy nến

Qua trên có thể kết luận rằng:  Tùy vào vị trí mắc bệnh vảy nến mà % kết quả thành công sẽ khác nhau khi sử dụng công nghệ điều trị MEL Excimer 308nm:

  • Kết quả trả về hiệu quả cao nhất là bệnh vảy nến xuất hiện trên thân, sau đó là chi dưới, chi trên, lòng bàn tay và lòng bàn chân hơn là da đầu.
  • Không có mối tương quan thống kê giữa tỷ lệ phần trăm cải thiện của các mảng vảy nến được điều trị bằng MEL với tuổi, giới tính hoặc thời gian mắc bệnh của bệnh nhân, mà ở đó chỉ trả về kết quả cho thấy có mối tương quan đáng kể với loại da và vị trí tổn thương người mắc bệnh.

Biểu hiện sau khi điều trị bệnh vảy nến bằng ánh sáng Excimer 308nm MEL

Về tác dụng phụ khi điều trị bệnh vảy nến bằng công nghệ  ánh sáng Excimer 308nm MEL cho thấy: 45ca (12,5%) cho thấy ban đỏ, sau đó là tăng sắc tố sau viêm và 102ca (28,3%) chỉ cho thấy tăng sắc tố. Không có ca điều trị nào cho thấy sự tái phát trong thời gian theo dõi (sáu tháng).

Mức điều chỉnh  năng lượng ánh sáng Excimer 308nm MEL tham khảo 

Thông số điều trị công nghệ ánh sáng 308nm excimer
Thông số điều trị công nghệ ánh sáng 308nm excimer

Cuộc nghiên sử dụng ánh sáng Excimer 308nm MEL điều trị trên 7 bệnh nhân

Một nghiên cứu khác của Niwa Y và cộng sự thực hiện với 7 bệnh nhân (6 nam và 1 nữ) mắc bệnh vẩy nến thể mảng đã được điều trị bằng ánh sáng excimer 308nm trong khoảng thời gian 7-14 ngày.

Kết quả được Niwa Y hiển thị bằng chỉ số PSI. Đây là chỉ số được tính toán cho từng vùng bệnh vảy nến riêng lẻ nhằm để đánh giá hiệu quả của liệu pháp.

Kết quả từ chỉ số PSI cho thấy sự cải thiện trung bình 74,9% sau 10 lần điều trị.

Niwa Y và cộng sự cũng chứng minh rằng: ban đỏ biểu hiện trên vùng điều trị tương ứng với các điểm bức xạ ánh sáng ánh sáng excimer 308nm tác động trong quá trình điều trị . Biểu hiện phát triển tăng sắc tố trước đó điều được biến mất một cách tự nhiên sau quá trình điều trị bằng  ánh sáng excimer 308nm.

Xem thêm: Máy điều trị vảy nến 308nm excimer

Phòng và điều trị bệnh vảy nến

Cuộc nghiên sử dụng ánh sáng Excimer 308nm MEL điều trị trên 34 bệnh nhân

Fumimori T và các cộng sự cũng đã nghiên cứu kết quả ảnh hưởng của ánh sáng excimer 308nm trên 34 bệnh nhân tại Nhật.

Kết quả cho thấy:

  • 5 bệnh nhân hiệu quả nhất cải hiện >75% sau liệu trình điều trị
  • 10 bệnh nhân mang kết quả hiệu quả tiếp theo là 50%
  • 13 bệnh nhân cải thiện >25%
  • 6 bệnh nhân đạt hiệu quả cải thiện <25%.

Cuộc nghiên sử dụng ánh sáng Excimer 308nm từ Mr.SM

Một cuộc nghiên cứu khác để kiểm tra hiệu quả công công nghệ ánh sáng excimer 308 nm được Mr.SM và cộng sự, đã chứng minh rằng: điểm PASI giảm trung bình xuống mức 5,5 sau 12 lần điều trị (3 lần/ tuần) với thông số năng lượng sử dụng UV ban đầu 200 mJ / cm2, sau đó tăng thêm 100 mJ / cm2 mỗi phiên.

 Ông cũng kết luận: Mặc dù, ánh sáng excimer 308nm đơn giản hơn và giá thành điều trị rẻ hơn so với các phương pháp điều trị từ hệ thống laze khác, nhưng nó có hiệu quả tương tự như chiếu xạ laze, vì nó cung cấp bước sóng và cường độ ánh sáng chính xác.

Cuộc nghiên sử dụng ánh sáng Excimer 308nm từ  Kollner K

Trong một nghiên cứu của Kollner K và cộng sự, nghiên cứu trên 15 bệnh nhân bị bệnh vẩy nến. Sau kết quả điều trị bằng  ánh sáng excimer 308nm từ đèn excimer 308nm MEL và ánh sáng NB-UVB 311nm với liệu trình 10 tuần (3 lần/ tuần) hoặc cho đến khi hết sạch cho thấy:

  • 4/15 bệnh nhân sau khi điều trị bằng laser thuyên giảm hoàn toàn
  • 3/15 bệnh nhân sau khi điều trị bằng đèn 308 nm hiệu quả điều trị >75%
  •  7/15 bệnh nhân sau khi điều trị bằng đèn 311nm. hiệu quả điều trị >50%
  • các tác dụng phụ được thấy sau khi điều trị bằng liệu pháp MEL laser thường sẽ thường được thấy hơn ánh sáng laser 311 nm

Bàn luận về các cuộc nghiên cứu cho thấy: kết quả của việc điều trị bằng MEL bị ảnh hưởng bởi loại da và vị trí của tổn thương được điều trị (tức vùng mắc bệnh lý vảy nám).

Kết quả không bị ảnh hưởng và bị phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính hoặc thời gian mắc bệnh của bệnh nhân. Các tác dụng phụ thường gặp khi điều trị bệnh vảy nến với công nghệ ánh sáng excimer 308nm là: tăng sắc tố sau đó là ban đỏ.

Hiệu quả Excimer 308nm phụ thuộc vào yếu tố nào
Hiệu quả Excimer 308nm phụ thuộc vào yếu tố nào

Mặt hạn chế của các cuộc nghiên cứu

Qua các cuộc nghiên cứu về ánh sáng Excimer 308nm ứng dụng trong điều trị bệnh vảy nến cho thấy:

  • Nghiên cứu này chỉ đánh giá hiệu quả cho những cá nhân có làn da sẫm màu
  •  Nghiên cứu chỉ hiểu hiển thị kết quả chính xác cao khi điều trị ở vùng mắc bệnh lớn (như vùng thân, lưng, body..)

Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ánh sáng excimer 308nm MEL là một phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn đối với bệnh vảy nến thể mảng và hiệu quả của nó phần lớn phụ thuộc vào vị trí mắc bệnh và loại da của bệnh nhân.

Trên là bài viết mô tả những cuộc nghiên cứu bổ sung cho kết quả nghiên cứu sử dụng ánh sáng Excimer 308nm trong điều trị bệnh Vảy nến – được báo cáo từ các tác giả: Essameldin M Mohamed1 , khaled M Tawfik2 , Refaat R Mohamed3 , Asmaa M Abdelgwad4 , Mohamed L Elsaie5.

Từ bài báo nghiên cứu: Journal of Clinical and Diagnostic Research. 2018 Mar, Vol-12(3): WM01-WM04. Hy vọng đây sẽ là những thông tin giúp bạn đọc, những ai có mối quan tâm về ứng dụng công nghệ  ánh sáng excimer 308nm MEL để điều trị bệnh vảy nến sẽ có thêm phương pháp sử dụng hợp lý và mang đến hiệu quả cao cho khách hàng.

tim hieu them